DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG
– Giao dịch vẫn khá thận trọng, thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp. Áp lực bán tăng mạnh trong khi sức mua kém khiến chỉ số trong phiên có lúc sụt giảm khá mạnh mất mốc 570. Tuy nhiên, lực cầu gia tăng ở một số cổ phiếu lớn đã giúp đà giảm thu hẹp vào cuối phiên.
– Dòng tiền dịch chuyển vào cổ phiếu công nghệ thông tin giúp nhóm ngành này có mức tăng khá tốt. Trong khi áp lực bán lên cổ phiếu thực phẩm và ngân hàng khiến nhóm ngành này sụt giảm khá mạnh
– Khối ngoại mua bán trái chiều trên cả 2 sàn, mua ròng 5 tỷ đồng trên HNX, bán ròng hơn 50 tỷ đồng trên HOSE
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
– Thanh khoản suy giảm mạnh do lực cầu khá yếu khiến chỉ số 2 sàn có khả năng thiên về xu hướng giằng co giảm điểm cao
– Dòng tiền có khả năng rút ra khỏi thị trường trong ngắn hạn do yếu tố mùa vụ, cũng như tác động của việc tái cơ cấu của các quỹ ETF, nhu cầu vốn cuối năm và các yếu tố về vĩ mô trong nước và thế giới. Hỗ trợ tích cực cho thị trường là kỳ vọng vào các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt.
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
– Nhà đầu tư nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu cao: Có thể xem xét giảm tỷ trọng margin trong những phiên hồi phục kỹ thuật. Tiếp tục giảm tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số hồi phục về vùng 595-600
– Nhà đầu tư giữa tỷ lệ tiền mặt cao: Có thể xem xét giải ngân 1 phần đối với cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt nếu lực cầu gia tăng tại vùng hỗ trợ 575-570 hoặc chỉ số sụt giảm về vùng 560-565
ĐIỂM NHẤN CUỐI TUẦN
Nhà đầu tư có nên thận trọng vì đồng EURO có thể sẽ suy yếu khi chính sách tiền tệ của ECB và FED đang trái ngược nhau?
1. Trái ngược 2 chính sách:
Theo thông báo tại cuộc họp 3/12, ECB hạ mức lãi suất tiền gửi mà các ngân hàng thương mại đem gửi tại các NHTW trên toàn khu vực Eurozone sẽ giảm từ mức -0.2% hiện nay xuống còn -0.3%. Đồng thời ECB cũng có thể tiếp tục duy trì các gói kích thích bổ sung chương trình nới lỏng định lượng QE vào năm 2016. Ngược lại, FED có nhiều khả năng nâng lãi suất vào tháng 12/2015 sau nhiều lần trì hoãn
2. Diễn biến tỷ giá EURO/USD:
Tỷ giá EURO/USD hiện đã chạm đáy trong 7 tháng trở lại, về lý thuyết, tỷ giá EURO/USD có thể sẽ tiếp tục sụt giảm và có khả năng 1 EURO sẽ thấp hơn 1 USD. Tuy nhiên, thực tế ngay sau cuộc họp, đồng EURO đã bật tăng mạnh sau thông tin tăng lãi suất và đồng USD lại suy yếu mạnh nhất trong vòng 1 tháng, đồng thời chứng khoán Mỹ có phiên bán tháo mạnh. Điều khiến EURO bật tăng trở lại có thể do kỳ vọng về triển vọng xuất khẩu tốt hơn sẽ làm tăng cầu EURO. Ở chiều ngược lại, không hẳn cứ tăng lãi suất sẽ làm đồng USD mạnh lên, lo ngại EURO giảm giá có thể khiếm cho thâm hụt cán cân xuất khẩu tăng lên, đồng USD sẽ phải đều chỉnh giảm. Hơn bao giờ hết, mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá không giống như những gì mà chúng ta kỳ vọng
3. Nhà đầu tư nên hành động như thế nào?
Nếu FED nâng lãi suất, sẽ nâng theo lộ trình cụ thể, tượng tự ECB bên cạnh chính sách cắt giảm lãi suất sẽ bổ sung thêm gói kích thích để thúc đấy nền kinh tế. Tuy nhiên, cả FED và ECB đều sẽ rất thận trọng trong bước đi của mình như đã từng làm để trách các tác động không mong muốn từ chính sách. Do vậy, nhà đầu tư cũng không nên lo lắng về những diễn biến của tỷ giá EURO/USD, nhưng cũng nên thận trọng quan sát diễn biến thị trường sẽ tác động bởi nhiều các yếu tố ngắn hạn hơn như nhu cầu vốn cuối năm, hoạt động tái cơ cấu của các quỹ, kết quả kinh doanh cuối năm và các yếu tố vĩ mô.