Hội thảo Giới thiệu cơ hội đầu tư Công ty Cổ phần Kiên Hùng (KHS) được tổ chức tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) lúc 15h00, hôm nay, ngày 25/12/2017.

 

 

Hội thảo do Sở GDCK Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTCK VietinBank), Công ty Cổ phần Kiên Hùng (KHS) phối hợp tổ chức.

CTCK VietinBank cập nhật trực tiếp toàn bộ nội dung hội thảo tại đây, mời quý nhà đầu tư theo dõi….






































Ngay mai, 26/12/2017, CTCP Kiên Hùng sẽ chính thức niêm yết 10,7 triệu cổ phiếu trên HNX. Hội thảo này diễn ra nhằm mục đích cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho nhà đầu tư trước khi doanh nghiệp lên sàn, thông qua hình thức gặp gỡ, đối thoại.

  

(Ảnh – Hiện đã có hơn 150 NĐT và hơn 20 phóng viên báo chí tham dự hội thảo) 

Đến tham dự Hội thảo gồm có: 
Đại diện Ngành: Ông Nguyễn Hoài Nam Phó Tổng Thư ký Hiệp Hội Chế biến và xuất khuẩn thủy sản Việt Nam.
Đại diện từ HNX: Đỗ Văn Tuấn Giám đốc phòng thẩm định;
Đại diện từ KHS: 
Ông Trần Quốc Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Kiên Hùng
Ông Dương Công Trịnh – Phó TGĐ CTCP Kiên Hùng kiêm TGĐ công ty TNHH Thủy sản Aoki
Ông Nguyễn Ngọc Anh – Thành viên HĐQT kiêm giám đốc nhà máy đông lạnh – CTCP Kiên Hùng
Đại diện từ Công ty Chứng khoán Công Thương: Ông Khổng Phan Đức – Tổng Giám đốc CTCP Chứng Khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ông Nguyễn Minh Giang – Phó Tổng Giám Đốc CTCP Chứng Khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ông Thái Hoàng Long – Phó TGĐ kiêm giám đốc chi nhánh Hồ Chi Minh CTCP Chứng Khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam; và Ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu
Đặc biệt hội thảo có sự tham dự của Ông Bùi Ngọc Sương  Nguyên Phó bí thư tỉnh ủy- Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang,  nguyên phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ
Mở đầu chương trình là phần phát biểu của Ông Dương Công Trịnh – TGĐ CTCP Kiên Hùng kiêm TGĐ công ty TNHH Thủy sản Aoki
Ông Trịnh gửi lời chào và cảm ơn tới VietinBank Securities và HNX đã hỗ trợ KHS hoàn tất đầy đủ các hồ sơ niêm yết, tạo giá trị gia tăng cho KHS cũng như tiếp cận nguồn vốn mới.


 

(Ảnh – Ông Dương Công Trịnh – Phó TGĐ CTCP Kiên Hùng)

Mở đầu nội dung buổi hội thảo là phần trình bày của Nguyễn Ngọc Anh, chủ tịch HĐQTkiêm giám đốc nhà máy đông lạnh

 

(Ảnh – Ông Nguyễn Ngọc Anh – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc nhà máy đông lạnh CTCP Kiên Hùng)

 

 

Giới thiệu về CTCP Kiên Hùng – Tình hình hoạt động kinh doanh và Triển vọng

Phần trình bày đầu tiên của Ông Ngọc Anh – Đại diện KHS mang đến cho NĐT bức tranh tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như định hướng, triển vọng của CTCP Kiên Hùng trong giai đoạn tới
(Ảnh – Đông đảo các NĐT đã tham gia theo dõi hội thảo)
Đơn vị trực thuộc
Mở đầu Ông Ngọc Anh giới thiệu đôi nét về KHS. Công ty Cổ phần Kiên Hùng (KIHUSEAVN) được toạ lạc tại địa chỉ số 14 A – Ấp Tân điền – Xã Giục tượng – Huyện Châu thành – Tỉnh Kiên giang. Hiện tại Cty CP Kiên hùng gồm: Văn phòng Cty; 03 Nhà máy và 01 Cty con trực thuộc.
+ Tổng giá trị TSCĐ là: 320 tỷ đồng – Công suất MMTB: 43.500 tấn SP các loại/năm .
+ Tổng số CB-CNV: 770 người cụ thể
Nhà máy Đông lạnh: 1.500 tấn SP/năm, kiến thêm nhà máy mới với CSTK 3.000 tấn/năm đi vào hoạt động vào cuối năm 2018
Nhà máy Bột cá Kiên hùng: 20.000 tấn SP/năm.
Nhà máy Bột cá Biển xanh: 13.000 tấn SP/năm.
Nhà máy SURIMI – AOKI: 9.000 tấn SP/năm.

Ngoài ra, KHS hiện đang triển khai 1 dự án nuôi tôm, cá với tổng diện tích vùng nuôi là 32ha

Sản phẩm chính – Cam kết chất lượng hàng đầu

Phần trình bày tiếp theo, Ông Ngọc Anh giới thiệu đến NĐT các sản phẩm chính của Công ty. Hiện Kiên Hùng đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm sau:

Sản phẩm đông lạnh. Ông Ngọc Anh cho biết hiện Kiên Hùng đang cung cấp tới trên 100 sản phẩm đông lạnh khác nhau như mực, cá biển, ghẹ, sò, ốc…. Trong đó, mực là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong DT của Công ty (17% số liệu năm 2016), chủ yếu là các loại mực lá, mực nang và mực ống. Về chi tiết các sản phẩm đông lạnh, Ông Ngọc Anh thông tin cụ thể như sau:

Các sản phẩm Sushi / Sashimi / Somen… chuyên cung cấp cho các chuỗi Nhà hàng / Siêu thị tại thị trường Nhật bản, Đài loan => Chiếm tỷ trọng 25%
Các sản phẩm Fillet / Cắt khoanh tẩm bột / Fillet tẩm bột / Ướp gia vị … đóng gói nhỏ – Hút chân không được cung cấp cho các siêu thị ; cửa hàng ; Nhà hàng của cộng đồng người dân gốc Châu Á tại thị trường Anh / Pháp / Đức /Mỹ / Canada / Hongkong => Chiếm tỷ trọng 37%
Các sản phẩm chế biến dạng đông Block hoặc IQF được cung cấp cho các Nhà phân phối hoặc các nhà máy chế biến tại thị trường Nhật / EU => Chiếm tỷ trọng 38 %.

Bột cá. Bột cá là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong TACN. Kiên Hùng hiện đang sở hữu một trong những dây chuyền chế biến bột cá lớn nhất cả nước với công suất đạt 33.000 tấn/năm. Sản phẩm bột cá được chế biến từ cá biển 100%, trong đó:
+ Bột cá độ đạm cao: 63%; 65%; 67% protein => chiếm tỷ trọng 32.5%.
+ Sản phẩm bột cá độ đạm trung bình: 55% ; 60% protein => Chiếm tỷ trọng 67.5%

Thương hiệu Bột cá KihuFish đã tạo dựng được tên tuổi ở khu vực Tây Nam Bộ nói riêng và khu vực phí Nam nói chung.

Surimi. Surimi có nguồn gốc từ Nhật Bản để chỉ các sản phẩm từ thịt của cá đã được tách xương, xay nhuyễn, rửa sạch bằng nước và phối trộn với những chất chống biến tính do đông lạnh để có thể bảo quản được lâu ở nhiệt độ đông lạnh. Sản phẩm của Kiên Hùng phục vụ các Công ty sản xuất các sản phẩm mô phỏng từ Surimi như surimi giả cua, giả tôm…

Sản phẩm Surimi của Nhà máy AOKI được chế biến từ cá biển 100%, trong đó:
+ Surimi chất lượng cao: chiếm tỷ trọng 30%
+ Surimi chất lượng trung bình: chiếm tỷ trọng 40%
+ Surimi chất lượng thông thường: chiếm tỷ trọng 30%

Ông cũng cho biết thêm, tính đến thời điểm hiện tại, Kiên Hùng là DN đầu tiên vừa chế biến kinh doanh hàng thủy sản đông lạnh, vừa chế biến kinh doanh bột cá tại địa phương. Ông Ngọc Anh cũng nhấn mạnh yêu cầu tiên quyết mà Ban lãnh đạo Công ty đặt ra là đảm bảo chất lượng đúng với những gì đã cam kết với khách hàng trong suốt quá trình chế biến đến khi đến tay người tiêu dùng, từ đó tạo được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm cùng sự hài lòng về tiêu chí phục vụ của Công ty.

Thị trường xuất khẩu – Duy trì tỷ trọng cao tại các thị trường lớn như Nhật, EU

Về quy mô thị trường xuất khẩu hiện nay của Kiên Hùng, Ông Ngọc Anh cho biết tính riêng năm 2017, doanh số của Công ty ước đạt khoảng trên 1.000 tỷ đồng, KNXK trên 25 triệu USD tới 11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong đó, xét riêng khách hàng của Nhà máy đông lạnh thì Nhật Bản là thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới 69,37%, tiếp đến là EU với tỷ trọng là 15,5%, Mỹ là 5,86%, Canada 4%, còn lại là các thị trường khác.

Đối với Nhà máy bột cá, thị trường tiêu thụ nội địa chiếm tới 92%, còn lại 8% là xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, Thái Lan.

Đối với Nhà máy AOKI sản xuất Surimi cơ cấu thị trường có thay đổi đáng kể trong năm 2017 khi Nhật hiện chiếm tới gần 54% thay vì khoảng 10% năm 2016, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm 34%. Trước đây, thị trường EU chiếm tỷ trọng trên 50%, tuy nhiên trong giai đoạn tiêu thụ khó khăn vừa qua tại thị trường này thì Kiên Hùng đã nhanh chóng tiếp cận các khách hàng mới nhằm đang dạng hóa nguồn thu, hạn chế rủi ro đầu ra của sản phẩm. Theo đó thị trường EU (Pháp) còn chiếm tỷ trọng 2,5%, ngoài ra còn một số thị trường khác như Trung Quốc (3,8%), hay Thái Lan (5,5%).

KIHUSEA luôn cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được hiểu quả tốt nhất trong sản xuất kinh doanh”
Với tiêu chí đặt chất lượng lên hàng đầu, ông Ngọc Anh cho biết Công ty luôn chú trọng phát triển hệ thống quản lý với các tiêu chí (1) Tri thức; (2) Chứng nhận; (3) Tiêu chuẩn; (4) Phát triển mà vẫn đảm bảo môi trường. Hiện Công ty có hệ thống quản lý ISO 9001-2015 – Hệ thống quản lý chất lượng; ISO 22000-2005 – Hệ thống quản lý vệ sinh ATTP; ISO 14001-2015 – Hệ thống quản lý môi trường; OHSAS18001:2009 – An toàn lao động và HACCP – Kiểm soát trong hoạt động sản xuất tại các nhà máy.
Chính sách chất lượng là Công ty đặt ra là An toàn – Chất lượng – Năng động???
Khó khăn – Thách thức
Ngành thủy sản hiện nay đang gặp các khó khăn cả về vấn đề nguyên liệu đầu vào, thị trường đâu ra và lực lượng lao động. Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp trong ngành. Chia sẻ cụ thể về vấn đề này cũng như biện pháp xử lý, hạn chế rủi ro, Ông Ngọc Anh cho biết:
Đối với nguyên liệu đầu vào: Do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu nên mùa vụ không còn theo quy luật tự nhiên mà thay đổi thất thường , cộng với việc khai thác quá mức nên nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt .
Để khắc phục tình trạng này, Công ty đã (1) chủ động đa dạng hoá sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu từ đánh bắt tự nhiên và nguồn nguyên liệu nuôi trồng, (2) mở rộng địa bàn thu mua tại tỉnh Kiên giang và các vùng lân cận khác để bù đắp sản lượng. Bên cạnh đó, (3) Cty cũng đã và đang tiến hành nhập khẩu nguyên liệu từ các nước Indonesia – Malaysia – Bangladet … để về phục vụ cho chế biến đặc biệt là các mặt hàng Sushi . Vì vậy Cty luôn đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động .
Đối với yếu tố thị trường: Theo Ông Ngọc Anh, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đặc biệt là sự bất ổn của tỷ giá hối đoái đồng EURO và đồng Yên Nhật so với đồng Dollar mỹ trong những năm gần đây, kết hợp với rào cản kỹ thuật mà các nước dựng nên để bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước của họ đã làm cho tình hình thị trường xuất khẩu trở lên khó khăn hơn, khắt khe hơn. Bởi vậy sản phẩm của Cty muốn đảm bảo được chỗ đứng trên thị trường đã phải không ngừng cải tiến mẫu mã, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của khách hàng. Từ đó sản phẩm của KHS luôn thoả mãn được các nhu cầu và chinh phục được khách hàng khó tính như thị trường Nhật , EU , Mỹ , Canada …

Đối với yếu tố nguồn nhân lực: Trong bối cảnh nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và mở như hiện nay cần phải có nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp. KHS không những phải cạnh tranh với các đơn vị trong ngành Thuỷ sản của tỉnh mà còn phải cạnh tranh với các Doanh nghiệp ngành khác như dệt may, giày dép, rượu bia. gỗ … về thị trường lao động khi các đơn vị này tập trung đầu tư về các khu công nghiệp của Tỉnh Kiên giang .

Nhằm đảm bảo được nguồn lao động ổn định, đặc biệt nhóm nhân công tay nghề cao trong bối cảnh cạnh tranh lao động gay gắt hiện nay, Ông Ngọc Anh cho biết KHS đã và đang liên kết với các trường Đại học – Cao đẳng – trung tâm dạy nghề của tỉnh, các trung tâm giới thiệu việc làm, liên đoàn lao động các huyện thị để hợp tác thu tuyển lao động đặc biệt là lao động phổ thông. Tổ chức các lớp đào tạo tay nghề, các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động , quy trình kỹ thuật chế biến cho người lao động. Bên cạnh đó Cty luôn chăm lo đời sống vật chất , tinh thần cho CBCNV để có việc làm ổn định thu nhập tiền lương bình quân từ 6.000.000 đồng trở lên, chăm lo bữa ăn giữa ca và nhà nghỉ tập thể cho công nhân, đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách với người lao động. Từ đó CB- CNV Cty đã luôn gắn bó, nhiệt huyết đồng hành cùng Cty khắc phục mọi khó khăn để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu KHSXKD năm 2017.

Kết quả kinh doanh năm 2017 vượt kế hoạch đề ra, DT và LNST tăng trưởng 20,1% và 13% so với năm 2016

Chia sẻ cụ thể về kết quả kinh doanh năm 2017 của Kiên Hùng, Ông Ngọc Anh cho biết trong năm 2017, Công ty dự kiến DT và LNST lần lượt đạt 1.092 tỷ đồng và 32,6 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra và tăng trưởng 20% và 13% so với năm 2016. Cụ thể như sau:

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 2016

Thực hiện 2017

So sánh cùng kỳ

Sản lượng SX

Tấn

23.958

27.116

113,18%

Sản lượng tiêu thụ

Tấn

24.309

27.779

114,27%

Doanh thu

Trđ

904.387

1.092.438

120,79%

KNXK

1000 USD

16.657

25.782

154,78%

LNST

Trđ

28.887

32.553

112,69%

 

Mục tiêu giai đoạn 2017-2020 tăng trưởng 2 chữ số, CARG DT và LNST lần lượt đạt 15% và 20%
 

Chỉ tiêu

ĐVT

2018

2019

2020

Sản lượng SX

Tấn

28.530

30.980

32.900

Sản lượng tiêu thụ

Tấn

28.530

30.980

32.900

Doanh thu

Trđ

1.176.450

1.445.156

1.654.145

KNXK

1000 USD

29.793

40.595

48.462

LNST

Trđ

39.911

47.855

56.809

Cổ tức

%

15

15

15

 Dự án Nhà máy đông lạnh mới – Động lực tăng trưởng chính
Trình bày về động lực tăng trưởng đối với KHKD trên, Ông Ngọc Anh cung cấp cho các NĐT những thông tin tổng quan về các dự án đầu tư mới. Trong đó điểm nhấn cho triển vọng tăng trương giai đoan tới là dự án Nhà máy đông lạnh, với CSTK là 3.000 tấn/năm, cao gấp đôi năng lực sản xuất hiện nay.
Ông Ngọc Anh cũng chia sẻ những cơ sở, triển vọng đối với việc triển khai dự án này. Cụ thể, Ông cho biết trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Cty đã từng bước tiếp cận, thâm nhập và tìm được chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong và ngoài nước, xây dựng được lòng tin và mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng truyền thống cả trong thu mua nguyên liệu và trong tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó sản phẩm của Cty đảm bảo chất lượng đáp ứng được nhiều phân khúc của thị trường, đặc biệt là phân khúc hàng chất lượng cao. Hiện nay có nhiều khách hàng là các Tập đoàn, Cty lớn đặt hàng mua sản phẩm của Cty trong khi công suất của Nhà máy đông lạnh đã hết và do đặc thù vị trí nhá máy này không thể mở rộng thêm mặt bằng để nâng công suất vì vậy HĐQT Cty đã quyết định đầu tư thêm Nhà máy đông lạnh mới công suất 3.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Thạnh lộc – Tỉnh Kiên giang để có đủ sản phẩm đáp ứng nguồn cung cho khách hàng.
Tổng kinh phí dự toán của Nhà máy này khoảng 140 tỷ đồng, dự án đã được khởi công xây dựng và sẽ hoàn thành đi vào sử dụng tháng 12/2018.
Ngoài ra, để ổn định hơn nữa cho sản xuất và phát triển bền vững theo hướng sản phẩm sạch Cty cũng đang có dự án nuôi tôm trong nhà kính với diện tích 32 ha, nguồn vốn đầu tư giai đoạn I dự kiến khoảng 50 tỷ đồng. Mục đích dự án này là có thêm nguồn tôm nguyên liệu sạch cung cấp cho Nhà máy đông lạnh của Cty sản xuất các mặt hàng GTGT nhằm đa dạng hoá sản phẩm, và cung cấp cho thị trường phần sản lượng dôi dư tôm nguyên liệu sạch đảm bảo an toàn vệ sinh không kháng sinh gây hại.
Ông cũng chia sẻ thêm với NĐT, với tiêu chí công khai minh bạch trong hoạt động, nâng cao hiệu quả quản lý và quản trị Cty, mong muốn tham gia cùng Đại gia đình chứng khoán Việt nam, Công ty cũng đã chuẩn bị đầy đủ các bước và làm các thủ tục cần thiết để niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà nội dự kiến sẽ khai trương giao dịch vào ngày mai 26-12-2017 với mã CK là “KHS”.Bên cạnh đó, về kế hoạch dài hạn, Ông Ngọc Anh cũng trình bày Dự án Nuôi tôm Công nghệ cao, bước đầu mục tiêu chủ động 1 phần nguyên liệu đầu vào, phục vụ chủ yếu cho sản phẩm GTGT đáp ứng đa dạng hơn nữa nhu cầu của Khách hàng.
Cơ hội đầu tư cổ phiếu CTCP Kiên Hùng – KHS
 
Nội dung tiếp theo của buổi hội thảo là phần trình bày của Ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – CTCP Chứng khoán Công thương Việt Nam (Vietinbank Securities) về Cơ hội đầu tư cổ phiếu KHS


 

(Ảnh – Ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích CTCK VietinBank)

Phân tích chuỗi giá trị KHS

Mở đầu phần trình bày, Ông Đăng phân tích Chuỗi giá trị trong hoạt động SXKD của KHS, thông qua đó cho NĐT thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh của KHS và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thuận lợi và khó khăn của DN hiện nay. Cụ thể:

Đối với tình hình nguyên liệu đầu vào. Ông Đăng cho rằng DN đã thành công trong việc chủ động kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua việc đa dạng hóa nguồn nguyên liệu tại cả thị trường nội địa và nhập khẩu: Yếu tố mùa vụ đã được Công ty khắc phục bằng việc dự trữ nguyên liệu trong những tháng cao điểm để duy trì cho thời gian thấp điểm của nguồn cung ứng (chủ yếu tập trung vào tháng 11 đến tháng 03 hàng năm). Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thu mua nguyên liệu đầu vào gia tăng cũng như sự suy giảm nguồn lợi thủy sản, Công ty đã nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để giải quyết và duy trì ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động tại công ty, từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro biến động nguyên liệu.

(1)Đối với sản phẩm đông lạnh, nguồn nguyên liệu chính là mực, cá biển…, chủ yếu được Công ty thu mua từ vùng biển Kiên Giang – vốn có nguồn lợi thủy sản dồi dào, đa dạng và các vùng nuôi như Bạc Liêu, Đồng Tháp…. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa nắng thất thường đã làm cho nguồn lợi khai thác có nhiều biến động. Trước tình hình đó Công ty đã sớm chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới từ nhập khẩu, chiếm khoảng 50-55% tổng giá trị thu mua nguyên liệu 2 năm trở lại đây. Hiện KHS chủ yếu nhập khẩu mực ống và mực nang từ các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, trong đó 70% phục vụ cho sản xuất sản phẩm GTGT. Đây là những hải sản tươi sống có giá trị xuất khẩu cao và đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính như Nhật và Châu Âu.
Việc đi đầu trong hoạt động tìm kiếm, tiếp cận nguồn nguyên liệu nhập khẩu, cộng với tiềm lực tài chính đã giúp KHS duy trì được mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp lớn và uy tín. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các DN cùng ngành trong bối cảnh khan hiếm về nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu chất lượng cao.

Bên cạnh đó, bước đầu triển khai dự án vùng nuôi tôm công nghệ cao cũng cho thấy sự chủ động của DN trước tinh hình ngày càng khan hiếm về nguồn nguyên liệu đánh bắt, đồng thời nhằm kiểm soát được chất lượng, đặc biệt cho nhóm sản phẩm GTGT theo đúng định hướng của Công ty.

(2)Đối với sản phẩm bột cá, nguồn nguyên liệu chính là các loại cá biển nhỏ, có hàm lượng đạm cao như cá cơm, cá trích, cá liệt, cá xô…. Nguồn nguyên liệu của Bột cá chủ yếu đến từ vùng biển Kiên Giang gồm các địa phương như Ba Hòn, Hà Tiên, Tắc Cậu… Điều này đã tạo nên lợi thế của Công ty trong việc tiết giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo chất lượng cá.

Riêng đối với sản phẩm Protein 55%, Công ty có thể tận dụng được từ nguồn phụ phẩm của chả cá Surimi (bao gồm đầu và xương cá, có phối trộn một số cá từ đạm 60%).
Đối với hoạt động sản xuất.

Đối với thị trường đầu ra. Theo nhận định từ ông Đăng, thị trường đầu ra của Kiên Hùng ổn định với các khách hàng lớn cả trong và ngoài nước (Nhật Bản, EU)
(1)Trên 90% doanh thu sản phầm đông lạnh đến từ thị trường xuất khẩu lớn như Nhật, EU, trong đó Nhật Bản là thị trường truyền thống, chiếm tới trên 60%
Năm 2016, thị trường Nhật chiếm tới 66% cơ cấu doanh thu và tiếp tục duy trì trên 60% trong 9 tháng đầu năm 2017. Việc duy trì tỷ trọng lớn trong nhiều năm liền tại thị trường khó tính này, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm GTGT cho thấy uy tín về chất lượng sản phẩm của Công ty, đặc biệt là mặt hàng sushi (đã có mặt 13 năm với những khách hàng lớn như Shokuryo, Progress, Itochu,…). Đây tiếp tục là thị trường mục tiêu của KHS trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục duy trì và mở rộng khách hàng tại các thị trường khác như Canada và Mỹ.
Trong tháng 10/2017, Kihusea VN đã đạt được yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho tập đoàn Sushiro – Tập đoàn sushi lớn nhất Nhật Bản với chuỗi hơn 500 nhà hàng tại Nhật Bản và thế giới. Đơn hàng này tiếp tục khẳng định uy tín củ KHS cũng như mở ra cơ hội tiến vào thị trường thế giới qua hệ thống nhà hàng của Sushiro. Lô hàng đầu tiên 25 tấn sushi đã được xuất cho Sushiro trong tháng 11/2017.
Riêng đối với chả cá/surimi, sản phẩm của công ty con AOKI, liên doanh giữa KHS (nắm giữ 51%), và Neptune S.A.S – thương hiệu sản phẩm surimi cao cấp Alliance Ocean với công nghệ chế biến tiên tiến tại Châu Âu, dẫn đến tỷ trọng giá trị xuất khẩu tại thị trường này thường chiếm tới trên 50% giai đoạn trước năm 2016. Tuy nhiên trong năm 2017, trước tình hình tiêu thụ giảm tại thị trường EU do cạnh tranh về giá bán, nhằm hạn chế rủi ro biến động từ thị trường này cũng như đa dạng hóa đầu ra, KHS đã nhanh chóng đẩy mạnh các thị trường như Nhật và Hàn Quốc, tăng tỷ trọng lên lần lượt 54% và 34%. Ngoài ra, các thị trường Trung Quốc, Thái Lan đầy tiềm năng cũng đang được AOKI tiếp cận.
(2)Đối với sản phẩm bột cá, thị trường nội địa chiếm tỷ trọng trên 90% doanh thu, chủ yếu là các DN lớn có quan hệ lâu năm như Tong Wei, Cargill, Greenfeed….
Hầu hết khách hàng lớn, truyền thống của KHS đối với mảng bột cá đều là các DN hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất TACN hiện nay. Ngay cả trong giai đoạn ngành TACN gặp phải những khó khăn về thị trường tiêu thụ nhưng nhờ uy tín trong suốt quá trình hoạt đông mà KHS gần nhưng không chịu tác động tiêu cực nào, hiệu quả kinh doanh duy trì tương đối ổn định.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đang đẩy mạnh thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, Thái Lan…, mục tiêu hướng đến các khách hàng lớn và uy tín về thanh toán giúp cải thiện hơn nữa dòng tiền của DN.
Duy trì khách hàng lớn: Xuất khẩu đối với sản phẩm TSĐL: Nhật Bản (60%), EU (19%); Nội địa đối với sản phẩm bột cá: chủ yếu là các DN FDI lớn: Tongwei, Cargill, Greenfeed…
Thông qua việc phân tích chuỗi giá trị trong hoạt động SXKD của KHS, Ông Đăng đã tổng hợp chỉ ra cho NĐT thấy những điểm mạnh, điểm yếu hay những thuận lợi và thách thức của DN, cụ thể:
Điểm mạnh/thuận lợi:
- Duy trì được lượng khách hàng truyền thống, đặc biệt là thị trường khó tính như Nhật Bản (13 năm), EU, Mỹ…, tiếp tục có thêm những khách hàng mới nhờ uy tín của công ty và chất lượng sản phẩm ổn định
– Chính sách đa dạng hóa và cơ cấu lại sản phẩm, thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
– Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vảo ổn định nhờ nguồn cung đa dạng từ cả nội địa và nhập khẩu (các nước Đông Nam Á)
– Quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn HACCP, hệ thống quản lý ISO, đầu tư máy móc công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Thái Lan, Đức…
– Đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, chuyên gia nước ngoài nhiều kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề
– Hỗ trợ từ Chính sách nhà nước: miễn kiểm tra đối với thực phẩm NK phục vụ sản xuất XK, miễn thuế TNDN theo NĐ số 12/2015/NĐ-CP…
Điểm yếu/thách thức:
– Chi phí tiếp tục xu hướng tăng: chi phí cấp và chứng nhận thực phẩm xuất khẩu, chi phí nguyên liệu đầu vào
– Nguồn cung nguyêu liệu diễn biến phức tạp và khó dự đoán
– Tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng
– Tình hình thiếu hụt nhân lực sản xuất, đặc biệt là lao động tay nghề cao
Vị thế doanh nghiệp trong ngành
Nội dung tiếp theo ông Đăng muốn cung cấp thông tin cho NĐT là vị thế của KHS trong ngành
Trước khi đi vào só sánh quy mô cũng như hiệu quả kinh doanh để chỉ ra được vị thế của KHS trong ngành NĐT, Ông Đăng đưa ra những thông tin tổng quan và triển vọng ngành mà KHS đang hoạt động là thủy sản và bột cá. Cụ thể:
Đối với ngành Thủy sản
(1)Ngành xuất khẩu mũi nhọn, tăng trưởng KNXK bình quân đạt 15,6% trong 20 năm trở lại đây, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất Thế giới, trên 160 thị trường, trong đó Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất, chiếm 50-60% KNXK.
Trong 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng KNXK chậm lại so với giai đoạn trước, kết quả kinh doanh của hầu hết các DN trong ngành không đạt mức tăng trưởng khả quan, nguyên nhân chủ yếu đến từ:
Nguồn nguyên liệu tiếp tục khan hiếm dẫn đến chi phí đầu vào tăng do (i) tình hình khai thác đánh bắt trái phép dẫn đến nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt, cùng với đó là (ii) tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi trồng. Nhiều đã duy trì việc nhập khẩu các nguồn nguyên liệu (tôm, cá ngừ, mực-bạch tuộc, một số loài cá biển…) để tạo ra sự ổn định và duy trì năng lực cạnh tranh.
Tiến trình gia nhập các HĐTM khiến áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và rào cản kỹ thuật các nước dựng lên ngày càng nhiều. Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng về mọi mặt từ sản lượng, chất lượng, đến giá thành sản xuất…, các đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… Đồng thời, bên cạnh những lợi thế về thuế quan thì tự do hóa thương mại cũng sẽ khiến thủy sản Việt Nam trở thành đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế CBPG, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh, bảo vệ nguồn lợi IUU hay chương trình thanh tra riêng biệt đang và sẽ được tăng cường áp dụng.
Vào cuối tháng 10/2017, sự kiện EU rút thẻ vàng trong vòng 6 tháng đối với ngành đánh bắt hải sản Việt Nam (không bao gồm hoạt động nuôi trồng) do chưa có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của EU về IUU (khai thác thủy sản bất hợp pháp) cũng sẽ là 1 thách thức không nhỏ đối với các DN trong ngành. Hiện chưa có tác động rõ ràng từ quyết định này đến hoạt động xuất khẩu do đây là giai đoạn cảnh báo, tuy nhiên trong thời gian này Việt Nam cần nỗ lực triển khai các quy định EC để có thể được EU gia hạn hoặc thu lại thẻ vàng.
(2)Dự báo KNXK cả năm 2017 đạt 8 tỷ USD, tăng 18% yoy (theo VASEP). Theo số liệu ước tính của Tổng cục Hải quan, KNXK thủy sản 11 tháng 2017 đạt 7,6 tỷ USD, tăng 18,9% yoy, dự kiến cả năm sẽ cán đích hơn 8 tỷ USD (+18% yoy). Năm 2017 được xem là một năm thắng lợi của ngành Thủy sản Việt Nam sau giai đoạn khó khăn vừa qua.

Mực và bạch tuộc là mặt hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất 47,8%. Tính đến hết 11 tháng 2017, Tôm và cá tra vẫn là hai mặt hàng đóng góp KNXK lớn nhất lần lượt là 45,8% và 21,3%, đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ tương ứng là 21,6% và 5,4%. Tuy nhiên mức tăng trưởng cao nhất lại thuộc về nhóm mực và bạch tuộc đạt 47,8%, giá trị xuất khẩu tương ứng đạt 565 triệu USD, chiếm tỷ trọng khoảng 7,4%. Hàn Quốc, Nhật Bản và EU là 3 thị trường tiêu thụ hàng đầu cho nhóm hàng này. Dự báo giá mực và bạch tuộc sẽ tăng khi sản lượng khaithác trên thế giới vẫn ở mức thấp, đặc biệt là các mặt hàng GTGT.

EU, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường XK hàng đầu với tỷ trọng đóng góp lần lượt đạt 19,8%, 15,9% và 14,1% theo số liệu 11 tháng 2017. Đáng chú ý thị trường Trung Quốc đạt mức tăng trưởng mạnh nhất 39,4%, đứng vị trí thứ 4, nếu chỉ tính riêng tháng 11/2017, mức tăng trưởng này là 52,8% yoy. Đây được xem là thị trường đầy tiềm năng của thủy sản Việt Nam nhờ sự gia tăng dân số, đặc biệt là tầng lớp trung lưu.

(3)Dư địa tăng trưởng của ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn lớn, tốc độ tăng trưởng bình quân dự báo đến 2020 đạt 6-7%/năm, tương ứng KNXK 2020 đạt 9-10 tỷ USD
Theo nhận định của Ông Đăng, ngành Thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng, đến từ các yếu tố sau:
– Vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động thủy sản với bờ biển dài hơn 3,260 km cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch thuận lợi.
– Ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn luôn được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ.
– Quy mô thị trường toàn cầu được dự báo tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực trong năm giai đoạn tới, đến từ cả yếu tố giá bán và nhu cầu tiêu thụ. CAGR 2016-2020f đạt khoảng 5%, cao hơn mức 4% giai đoạn 2014-2016 (theo dự báo của Technavio).
– Tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người/năm được dự báo tăng 7% từ 20,3kg năm lên 21,8kg năm 2025, tập trung chủ yếu tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhờ thu nhập tăng, quá trình đô thị hóa cũng như thói quen ăn uống. Tiêu thụ thủy sản nuôi trồng thế giới dự báo tăng từ 49% năm 2012 lên 62% năm 2030 (theo FAO).
– Cơ hội từ những thị trường mới, đặc biệt là Trung Quốc nhờ sự gia tăng dân số, nhất là tầng lớp trung lưu (dự báo đến năm 2022, tầng lớp trung lưu chiếm 54% dân số, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đạt xấp xỉ 36/kg/năm).
– Bên cạnh những mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, mực và bạch tuộc thì sản phẩm còn chiếm tỷ trọng nhỏ như surimi có nhiều dư địa tăng trưởng. Nhiều tổ chức uy tín dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này có xu hướng gia tăng tại hầu hết các thị trường lớn như EU, Mỹ và Nhật Bản.
– Ưu đãi về thuế quan đến từ các Hiệp định thương mại
Bên cạnh thị trường xuất khẩu, Ông Đăng cũng cung cấp thêm thông tin về triển vọng thị trường trong nước. Mặc dù chưa đóng góp tỷ trọng DT đáng kể, thị trường nội địa cũng được dự báo có nhiều triển vọng tăng trưởng: Sản lượng tiêu thụ tăng trung bình 7% mỗi năm, trong khi giá trị tiêu thụ lại tăng 14% mỗi năm. (Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối). Dự báo mức tiêu thụ thủy sản đến năm 2020 là 37 kg/người, cao hơn năm 2015 là 33 kg/người.
Đối với ngành Bột cá

Bột cá là thành phần quan trọng không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi (TACN) gia súc và thủy sản. Ông Đăng chỉ ra rằng những biến động ngành sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động cũng như triển vọng kinh doanh của các DN sản xuẩt bột cá. Do đó, ông Đăng cũng đưa ra những nhận định của mình về ngành TACN để thông qua đó NĐT có thể thấy được triển vọng cũng như tình hình hoạt động các DN sản xuất bột cá. Cụ thể:
(1)Ngành TACN tăng trưởng ngoài dự đoán. Ngành TACN duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% trong nhiều năm trở lại đây tuy nhiên đang tăng trưởng với tộc độ chậm lại do tình hình chăn nuôi gặp khá nhiều khó khăn khi giá bán giảm mạnh. Tuy nhiên, theo số liệu Tổng cục Thống kê, 10 tháng đầu năm 2017, ngành TACN tăng trưởng 2,2% yoy, vượt dự báo của các tổ chức chuyên môn. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tổng nhu cầu TACN của Việt Nam 2017 vào khoảng 29,1 triệu tấn, giảm khoảng 15% so với năm 2016. Trong khi con số mà Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam đưa ra là 24,73 triệu tấn.
(2)Phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Ngành TACN Việt Nam phụ thuộc khoảng 50% nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Argentina, Mỹ, Ấn Độ, Brazil…, trong đó bột cá sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 20% nhu cầu, còn lại 80% là bột cá nhập khẩu với giá khá cao, chủ yếu là thị trường Peru.
Diễn biến của thị trường cho thấy, nhu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, đặc biệt là các sản phẩm ngô, lúa mỳ, bột cá… Lượng nhập khẩu nguyên liệu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, bột đậu tương nhập khẩu năm 2017 ước đạt 5,8 triệu tấn, tăng 200.000 tấn; ngô 5,7 triệu tấn, lúa mỳ 2,6 triệu tấn, tăng gấp đôi so với năm 2016. Tăng mạnh nhất trong cơ cấu các loại thức ăn chăn nuôi là thức ăn thủy sản, ước hơn 400.000 tấn.
(3)Mảng hoạt động có tiềm năng tăng trưởng ổn định nhờ:
– Ngành TACN được dự báo đạt mức tăng trưởng kép giai đoạn 2015-2022f là 6,4% (theo báo cáo của Grand View Research).
– Sản xuất thức ăn tự chế có xu hướng giảm cho thấy nhận thức của người nông dân về hiệu quả của thức ăn chăn nuôi công nghiệp đang ngày càng tăng
– Định hướng tập trung mạnh cho ngành nuôi trồng thủy sản của Chính phủ được thể hiện tại Hội nghị thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long gần đây, ngành thức ăn thủy sản đang có cơ hội tăng trưởng lớn, nhất là tại các lĩnh vực sản xuất thức ăn cho tôm như bột cá, chế phẩm vi sinh…
Tiếp theo nội dung này, để các NĐT có thể thấy rõ hơn vị thế của Công ty trong các lĩnh vực hoạt động, Ông Đăng đưa ra các thông tin so sánh về quy mô cũng như hiệu quả kinh doanh của KHS và các DN cùng ngành. Theo đánh giá của ông Đăng, đối với mảng bột cá, tuy không có số liệu chính thức nhưng theo số liệu tham khảo, ước tính thì quy mô của KHS là thuộc hàng lớn nhất cả nước. Đối với mảng thủy sản, mặc dù so sánh về quy mô hoạt động thì mảng hoạt động này chiếm tỷ trọng khá nhỏ (khoảng 0,3%). Tuy nhiên nếu so sánh về hiệu quả kinh doanh thì vị thế của KHS là ở mức khá tốt so với trung bình ngành. Cụ thể, theo số liệu tính toán 2016, các chỉ số hoạt động như vòng quay phải thu, hàng tồn kho đều cao hơn khá nhiều so với mức bình quân ngành lần lượt là 17,3 lần và 5,7 lần so với 9 lần và 5 lần của ngành. Biên lợi nhuận gộp và LNST cũng ở mức khá tốt so với TB ngành khoảng 10%.
Luận điểm đầu tư
Tiếp theo, phần nội dung quan trọng mà Ông Đăng muốn trình bày là “Luận điểm đầu tư” đối với mã KHS. Tại phần này, Ông Đăng đưa ra 4 luận điểm, cụ thể:
Doanh nghiệp có sản phầm đa dạng, cạnh tranh và dư địa tăng trưởng lớn. Đối với luận điểm này, theo ông Đăng
–  Hơn 100 mặt hàng đông lạnh khác nhau, tập trung đẩy mạnh thành phẩm thủy sản đông lạnh có giá trị gia tăng (GTGT)
Sản phẩm đông lạnh của KHS hiện có khoảng 100 mặt hàng khác nhau. Sự đa dạng hóa là yếu tố đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, cũng như mở rộng nguồn cung đầu vào, duy trì hoạt động sản xuất ổn định cho Công ty trong giai đoạn khó khăn của thị trường vừa qua.
Bên cạnh đó, điểm nổi bật trong định hướng kinh doanh của Kiên Hùng từ những ngày đầu thành lập là tập trung vào mặt hàng đông lạnh GTGT, chủ yếu là sushi mực – vốn yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng. Mặt hàng sushi tươi sống của Công ty đã có mặt tại thị trường Nhật Bản 13 năm, cùng với đó là uy tín trên thị trường đã được khẳng định, qua đó củng cố năng lực cạnh tranh của KHS.
Tỷ trọng hàng GTGT đang có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 20% lên 35% trong 3 năm trở lại đây và dự kiến sẽ đạt trên 50% trong năm 2018 (cao hơn mức bình quân ngành khoảng 35%). Thực tế trong vài năm trở lại đây, nhu cầu khách hàng thường xuyên vượt quá năng lực sản xuất của doanh nghiệp (DN). Do đó, định hướng đẩy mạnh mặt hàng này sẽ mang lại triển vọng tăng trưởng lớn khi dự án nhà máy đông lạnh mới với công suất gấp đôi hiện nay đi vào hoạt động cuối năm 2018 và dự án nuôi tôm công nghệ cao được triển khai.
–  Nhà máy bột cá công suất thuộc hàng lớn nhất Việt Nam – 33.000 tấn/năm
Hiện Công ty đang cung ứng ra thị trường các sản phẩm với độ đạm 55%, 60%, 65% và 67%, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, được khách hàng tại thị trường xuất khẩu đánh giá tốt và khách hàng nội địa đặt mua với số lượng ổn định qua các năm. Với thị trường đầu ra là ngành Thức ăn chăn nuôi (TACN), bột cá chính là nhóm sản phẩm giúp DN đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro trước những biến động ngành thủy sản.
Tỷ trọng đóng góp doanh thu thường xuyên chiếm trên 50%, quy mô hiện khoảng 500 tỷ đồng/năm, mảng bột cá được kỳ vọng sẽ mang lại dòng tiền đáng kể khi gia tăng năng lực sản xuất trong thời gian tới nhờ (1) nhu cầu TACN nội địa dự báo tiếp tục gia tăng (CAGR 2018-2020 đạt 5-6%/năm theo dự báo USDA), (2) đẩy mạnh thị trường xuất khẩu như Thái Lan, Nhật Bản.
Ông Đăng cũng nhấn mạnh thêm sự đa dạng hóa sản phẩm giúp DN giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh khó khăn chung của từng ngành hàng. KHS là DN đầu tiên vừa chế biến thủy sản đông lạnh, vừa kinh doanh bột cá tại địa phương.
Thị trường đầu ra ổn định với các khách hàng lớn cả trong và ngoài nước (Nhật Bản, EU). Xu hướng đa dạng hóa thị trường. Nội dung này Ông Đăng đã trình tương đối chi tiết tại phần phân tích chuỗi giá trị trong hoạt động SXKD của DN, một số nội dung chính được điểm lại:
– Thành phẩm đông lạnh: Thị trường truyền thống Nhật Bản thường xuyên chiếm tới trên 60% KNXK, tiếp đến là EU (19%), Canada (5%) và Mỹ (4%)
– Bột cá: thị trường nội địa (90%) chủ yếu là các DN FDI lớn, ngoài ra đang đẩy mạnh thị trường XK như Nhật Bản, Thái Lan
– Đẩy mạnh tiếp cận các thị trường mới tiềm năng như Trung Quốc

Hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực. Dự kiến Doanh thu thuần và LNST 2017 sẽ vượt kế hoạch, tăng trưởng lần lượt 22% và 13,4% so với năm 2016
Ngành thủy sản trong khoảng vài năm trở lại đây đang phải đối mặt với những khó khăn cả ở đầu vào và đầu ra, cộng với vấn đề vay nợ cao khiến kết quả kinh doanh của không ít DN trong ngành có diễn biến không mấy khả quan.
Theo nhận định của Ông Đăng, sản phẩm bột cá và sự đa dạng hóa sản phẩm đông lạnh giúp KHS đứng vững trong giai đoạn khó khăn của ngành. Một trong những điểm mạnh của KHS đối với mảng thành phầm đông lạnh là duy trì được ổn định thị trường đầu ra nhờ uy tín về chất lượng. Đối với vấn đề nguyên liệu đầu vào, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ khó khăn chung của ngành, tuy nhiên nhờ nhanh nhạy trong việc chủ động tích trữ cũng như đa dạng hóa nguyên liệu từ nhập khẩu nên KHS vẫn duy trì được hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, mảng bột cá với những lợi thế về quy mô, uy tín và thị trường tiêu thụ vẫn duy trì được hiệu quả kinh doanh ổn định cũng là yếu tố giúp DN giảm bớt tác động tiêu cực từ tình hình chung ngành thủy sản.
Tính trong giai đoạn 2 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng bình quân DT và LNST công ty mẹ của KHS lần lượt đạt 13,7% và 69,2%, mức tăng trưởng rất khả quan so với bình quân DN niêm yết ngành là 6% và 24%. Tính riêng DT từ mảng thành phẩm đông lạnh (chưa bao gồm surimi), thì mức tăng trưởng DT đạt 26%. Kết quả này cho thấy định hướng hoạt động hợp lý của Công ty trong suốt giai đoạn vừa qua.
Tính riêng 9 tháng 2017, DTT đạt 790 tỷ đồng, tăng 18% yoy, trong đó doanh thu từ mảng đông lạnh tăng mạnh 46% yoy, cao hơn nhiều so với mức 18,1% toàn ngành. Tính riêng KQKD công ty mẹ (mảng đông lạnh và bột cá) LNST 9 tháng 2017 đã vượt 15% kế hoạch đề ra. Dự kiến năm 2017, DTT và LNST đạt lần lượt khoảng 1.100 tỷ đồng và 32,7 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 22% và 13,4%, theo đó sẽ vượt kế hoạch LN 11%. EPS 2017 tương ứng đạt khoảng 3.062 VND/cp.
Triển vọng tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2018-2020 từ Dự án Nhà máy đông lạnh
Theo Kế hoạch kinh doanh (KHKD) giai đoạn 2018-2020, với đóng góp chính từ mảng thủy sản khi Nhà máy đông lạnh (NMĐL) mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2018, tăng công suất lên gấp đôi đạt 3.000 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng CAGR DT và LNST công ty mẹ dự phóng lần lượt đạt 15% và 20%, cao hơn khá nhiều so với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bình quân toàn ngành khoảng 6-7%/năm trong cùng giai đoạn.
KHKD này được KHS xây dựng trên cơ sở thực tế về nhu cầu khách hàng của Công ty. Với uy tín thương hiệu, số lượng đơn hàng và hỏi hàng trong vài năm gần đây của sản phẩm đông lạnh luôn vượt qua khả năng cung cấp của nhà máy.
Đồng thời, tiếp tục định hướng đẩy mạnh và đa dạng hóa sản phẩm GTGT, và đáp ứng nhu cầu khách hàng Nhật Bản đối với sản phẩm tôm (sản phẩm được ưa chuộng hàng đầu tại thị trường này), công ty cũng đang lên kế hoạch triển khai dự án Nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính nhằm chủ động kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào cả về số lượng và chất lượng cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, sản phẩm surimi cũng đang trong quá trình định hướng chiến lược phát triển mới, với công suất mới đạt 9.000 tấn/năm, tăng so với mức 5.000 tấn dự kiến sẽ đóng góp đáng kể vào DT và LN của DN khi bước vào giai đoạn ổn định.
Kết quả định giá – Giá mục tiêu 12 tháng là 23.500
Phần nội dung cuối cùng Ông Đăng muốn trình bày với NĐT là Phần xác định giá trị cổ phần của CTCP Kiên Hùng. Cụ thể, VietinBank Securities sử dụng phương pháp Chiết khấu dòng tiền và phương pháp so sánh. Kết quả định giá thì mức giá mục tiêu 12 tháng là 23.500 VND/cp, upside 62% so với giá chào sàn 14.500VND/cp.

 

Phần hỏi đáp diễn ra sôi nổi

Tiếp theo chương trình, hội thảo diễn ra sôi nổi với phần trao đổi trực tiếp giữa các chuyên gia và đại diện các bên gồm: Ông Nguyễn Hoài Nam Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Đại diện từ KHS: Ông Trần Quốc Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Kiên Hùng, Ông Dương Công Trịnh – Phó TGĐ CTCP Kiên Hùng kiêm TGĐ công ty TNHH Thuy sản Aoki, Ông Nguyên Ngọc Anh – TV HĐQT kiêm Giám đốc Nhà máy Đông lạnh. Đại diện từ Công ty Chứng khoán Công Thương – Ông Khổng Phan Đức – Tổng Giám đốc CTCP Chứng Khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam; Ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu.

 

(Ảnh NĐT đặt câu hỏi sôi nổi)

NĐT 1: Lợi thế cạnh tranh của KHS về nguyên liệu đầu vào là gì để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
Ông Nguyễn Hoài Nam: Nói đến Thủy sản thì vấn đề đầu tiên là nguyên liệu và quan trọng nhất là đảm bảo đủ số lượng phục vụ hoạt động sản xuất. KXNK thủy sản dự kiến năm nay là 8 tỷ USD (+17%) gồm tôm, cá tra…. và chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí để tạo ra khoản DT này.
Đới với KHS, đa số nguyên liệu có nguồn gốc từ biển (đánh bắt), điều này đồng nghĩa với rủi ro trong vấn đề kiểm soát về chất lượng đầu vào. Điển hình như sự kiện Formosa khiến nhiều người tiêu dùng e ngại về nguồn gốc thủy sản, do đó KHS nói riêng và các DN trong ngành phải đảm bảo những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe để được sự chấp nhận tại các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên Formosa tập trung ở miền Trung, trong khi KHS có nguồn nguyên liệu chủ yếu ở Kiên Giang, Ông Nam nhấn mạnh.
Quay trở lại về lợi thế của KHS, Ông Nam nhận định (1) lợi thế vùng biển Kiên Giang (1.000 tàu đánh bắt); (2) gắn với nguồn khai thác địa phương, khu vực (Cà Mau, Sóc Trăng); (3) có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với HTX và các vùng khai thác cá biển; (4) và điểm quan trọng Ông Nam nhấn mạnh là định hướng đa dạng thông qua nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á của KHS.
Để bổ sung vào điểm này, ông Trịnh cũng cho biết thêm thông tin mang tính chất nội bộ, thực tế KHS đã nhập khẩu nguyên liệu từ năm 2010, từ các quốc gia như Canada (chủ yếu là bạch tuộc) phục vụ đơn hàng lớn từ ITOCHU (Nhật Bản). Ông cho biết quyết định nhập khẩu nguyên liệu ở thời điểm đó không phải do nguồn trong nước hiếm mà do tỷ suất lợi nhuận rất tốt, tuy nhiên cạnh tranh gia tăng khiến tỷ suất lợi nhuận có giảm nên KHS tạm dừng. Tuy nhiên trong 2-3 năm trờ lại đây, qua tiếp xúc thực tế với khách hàng nên KHS định hướng đa dạng nguyên liệu không chỉ ở khu vực Châu Á, mà Châu Mỹ và Châu Phi, đặc biệt khi nhà máy mới công suất mới gấp đôi hiện nay đi vào hoạt động.
NĐ 2: Hỏi về tình hình kinh doanh AOKI: (1) lý do lỗ trong năm 9T2017, và biện pháp để xử lý và khắc phục tình trạng này? Chia sẻ triển vọng AOKI trong dài hạn?
Ông Dương Công Trịnh: Về KQKD của AOKI, thực tế mảng hoạt động này đã gặp phải những khó khăn từ 2016 dẫn đến khoản lỗ năm 2017 gồm có:
(1) Thị trường 2016 giảm về đáy do cá Alaska đúng mùa và chỉ có thể làm surimi chứ không làm fillet dẫn đến nhà cung cấp sẵn sàng giảm giá;
(2) Nhà máy Aoki phải sản xuất với số lượng vừa phải do những sụt giảm về nhu cầu từ Pháp giảm tỷ trong từ 74% năm 2015 xuống 49% năm 2016 do (i) khẩu vị Alaska và (ii) công thức sản xuất surimi có những chất gia vị như photphat làm cho AOKI rất khó để đáp ứng yêu cầu, sản lượng theo đó giảm 1.000 tấn theo KH năm 2016 (giảm hơn 30% sản lượng kế hoạch). Đây cũng lý do mà trong năm 2017 nhằm đảm bảo sản lượng sản xuất thì KHS đã đẩy mạnh thị trường Nhật, Hàn Quốc (hai thị trường chiếm trên 80%) và chiến lược là sẽ đa dạng hóa thị trường trong giai đoạn tới.
(3) Công ty phải dừng hoạt động gần 3 tháng để lắp đặt thêm dây chuyền số 2. Lý do vì sao trong bối cảnh thị trường đầu ra gặp khó khăn nhưng KHS vẫn tiến hành đầu tư liên quan đến (i) điểm hòa vốn sản lượng của surimi theo kế hoạch lắp đặt ban đầu phải đạt được mức là khoảng 9.000 tấn do dây chuyền sản xuất công nghiệp; (2) Thị trường Nhật Bản rất nhạy cảm với surimi có trứng và không trứng (80% không trứng) nên buộc phải tách dây chuyển mới đáp ứng được nhu cầu thị trường; (3) nhu cầu thị trường đã hồi phục từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2017, đây là lý do vì sao KHS xuất được gần 6,500 tấn thay vì 5.500 tấn theo kế hoạch. Tuy nhiên DT tăng mạnh cũng không bù đăp được định phí do dừng dây chuyền trong gần 3 tháng, chi phí tồn kho từ cuối năm 2016 và thị trường chỉ mới hồi phục vào thời điểm cuối năm.
Đối với bức tranh 2018, thị trường đang trong xu hướng phục hồi, Surimi của KHS chất lượng cao bán được giá thành tốt, cụ thể như liên doanh đối tác Pháp đỏi hỏi tiêu chuẩn về chất lượng rất cao. Công ty tin tưởng hơn 90% công ty sẽ đạt kế hoạch đề ra nhờ cải tiến dây chuyền đảm bảo hiệu quả cao nhất, cũng như đảm bảo về nguyên liệu đầu vào và sản lượng đầu ra.
NĐT 3: DN Thủy sản có nhu cầu vay vốn cao, đặc biệt là phục vụ nhu cầu vốn lưu động. Trong bối cảnh nguyên liệu khan hiếm, nhu cầu tích trữ gia tăng cũng như nhu cầu đầu tư tài trợ dự án mở rộng quy mô hoạt động thì Kiên Hùng có thể cho biết khả năng tiếp cận nguồn vốn vay như thế nào?
Ông Khổng Phan Đức: Với vai trò là một tổ tức tài chính mạnh về thu xếp vốn, Ông Đức thay mặt KHS chia sẻ thông tin về về vấn đề tiếp cận vốn. Hiện Kiên Hùng có quan hệ tín dụng rất tốt đối với VietinBank, cụ thể chi nhánh Kiên Giang. Ngoài ra, KHS cũng tiếp cận nguồn vốn khác trong nhóm ngân hàng lớn là Vietcombank. Riêng đối với nhu cầu vốn ngay cho năm 2018 phục vụ NMĐL thì hiện cũng đã thu xếp xong. Trên thực tế thì KHS là một DN có tình hình kinh doanh cũng như tài chính lành mạnh nên việc tiếp cận vốn đối với các định chế tài chính không phải là vấn đề lớn.
NĐT 4: Thị trường Trung Quốc hiện là 1 trong những thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng nhất của Việt Nam. Lý do vì sao KHS chưa triển khai thị trường này? KHS có kế hoạch tiếp cận và mở rộng tại thị trường này hay không?
Ông Nguyễn Hoài Nam: Theo ông Nam cho biết Trung Quốc đang là quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới nhưng cũng là quốc gia thương mại thủy sản lớn nhất thế giới. Trung Quốc là 1 thị trường lớn, và chủ yếu yêu cầu sản phẩm chất lượng tươi ngon. Hiện Trung Quốc đã gia nhập thị trường tỷ đô, góp mặt vào 7 thị trường tiêu thụ lớn nhất của thủy sản Việt Nam (Trung Quốc là thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam hiện nay).
Đại điện từ KHS – Ông Dương Công Trịnh cho biết thêm, mặc dù thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn với nhu cầu tiêu thụ thủy sản đầy tiềm năng, tuy nhiên theo đặc thù các mặt hàng KHS hiện cung cấp, thì KHS chưa có lý do để tiếp cận sâu vào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua, cụ thể (1) sushi và sashimi là văn hóa ẩm thực của Nhật, và hiện mặt hàng này đang không đủ cung cấp cho thị trường; (2) Đối với sản phẩm bột cá, hiện nhu cầu tại Việt Nam rất lớn, phải nhập khẩu lượng trên 80 nghìn tấn/năm từ các quốc gia như Peru, Chile nên tiềm năng từ thị trường trong nước còn rất lớn, thực tế KHS đang triển khai rất tốt mảng này tại thị trường nội địa. Tuy nhiên trong định hướng thì KHS vẫn đang từng bước tiếp cận các thị trường xuất khẩu như Thái Lan, Nhật Bản. Đối với thị trường Trung Quốc, KHS cũng đã có từng bước tiếp cận đối với sản phẩm bột cá, tuy nhiên bột cá của KHS chưa có lợi thế cạnh tranh rõ rệt ở thị trường này, bên cạnh đó Công ty vẫn giữ đúng chất lượng sản phẩm, giữ đúng thương hiệu của Kiên Hùng nên sẽ mất thời gian để lựa chọn khách hàng phù hợp tại Trung Quốc.
Ông Đức cũng cho biết thêm nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc là rất lớn nhờ yếu tố về dân số hơn 1,4 tỷ người, GDP lớn thứ 2 trên thế giới, thu nhập đầu người tăng, đặc biệt tầng lớp trung lưu dẫn đến thay đổi trong cơ cấu bữa ăn của người dân Trung Quốc. Hiện nay tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người trên Thế giới khoảng 20,5 kg/người/năm, dự kiến sẽ tăng lên gần 22kg/người/năm vào năm 2025, xu hướng dịch chuyển từ thức ăn gia súc gia cầm sang thức ăn thủy sản, và tập trung tăng mạnh tại thị trường Trung Quốc nhờ sự gia tăng dân số, nhất là tầng lớp trung lưu (dự báo đến năm 2022, tầng lớp trung lưu chiếm 54% dân số, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đạt xấp xỉ 36/kg/năm). Tuy nhiên, Ông Đức cũng nhấn mạnh để tiếp cận thị trường này, thì những DN như KHS cần những chuẩn bị kĩ lưỡng (đặc biệt về sản lượng) để có những mỗi quan hệ bạn hàng bền vững. Ông Đức cực kỳ tin tưởng vào khả năng chinh phục thị trường Trung Quốc do KHS đã thỏa mãn đc những tiêu chuẩn khó tính của Nhật Bản. Thị trường TQ cũng đã có xu hướng tăng NK từ VN, tăng 35% cho các mặt hàng thủy sản và tính riêng măt hàng mực, bạch tuộc là 168% trong 10 tháng đầu năm 2017, quy nhiên về quy mô cũng chưa thực sự lớn (35,5 triệu USD cho 10 tháng đầu năm).
NĐT 5: Đánh giá các đối thủ của KHS đối với mảng Surimi? Thông tin về tình hình hàng tồn kho?
Ông Dương Công Trịnh: Về đối thủ cạnh trang về surimi trong nước thù KHS không có chủ trương cạnh tranh tại thị trường nội địa, đối với thị trường quốc tế thì tiêu chí về sản phẩm chất lượng cao giúp sản phẩm Surimi của KHS cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh lớn như Ấn Độ, Malaysia hay Indonesia khi các quốc gia này sản xuất sản phẩm với chất lượng khá thấp.
Đối với NMBC thì cả nước có khoảng 30 Nhà máy, tuy nhiên đặc điểm của KHS là không bán sản phẩm tràn lan, lợi thế thêm nữa là tận dụng được phụ phẩm từ surimi mà không ít DN ở Việt Nam tận dụng được lợi thế này
Về vấn đề hàng tồn kho. AOKI chấp nhận hàng tồn kho, không chấp nhận bán cho Trung Quốc hàng giá rẻ. Mục tiêu KHS mục tiêu là thị trường Nhật Bản, mỗi lần đều nhập với số lượng lớn, nên HTK của KHS là HTK chiến lược, để sẵn sàng có nguyên liệu đảm bảo việc sản xuất ổn định, nhằm duy trì mối quan hệ bạn hàng với Nhật Bản.
NĐT 6: Nuôi tôm hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. DN có thể chia sẻ rõ hơn dự án Nuôi tôm công nghệ cao về hiệu quả cũng như tình hình triển khai thực tế tại Việt Nam và trên thế giới?
Ông Nguyễn Hoài Nam: Nuôi tôm thì đặc điểm cần vốn lớn, lời nhiều, nhưng rủi ro cũng do nuôi tôm cực kì nhạy cảm với thời tiết, dịch bệnh, và cần giống sạch. Tuy nhiên đây vẫn là một mảng rất tiềm năng mà Việt Nam nói riếng và thế giới đều rất quan tâm phát triển. Thực tế Chính phủ Việt Nam cũng đặt mục tiêu ngành Nông Nghiệp đạt 10 tỷ USD, tuy nhiên hiện quy mô mới đạt 3 tỷ USD, nhưng tế ngành Nông nghiệp chưa đựng rất nhiều rủi ro. Đó là lý do vì sao việc áp dụng Công nghệ cao ngày càng phổ biến trong Nông nghiệp nói chung và nuôi trồng tôm nói riêng, nhằm (1) kiểm soát chất lượng con giống, hạn chế dịch bệnh (2) hạn chế rủi ro thời tiết (3) tăng năng suất nuôi trồng. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới, Công nghệ và nguồn vốn để hạn chế tối đa những rủi ro nhằm đem lại hiểu quả kinh doanh cao hơn nữa.
Bàn về vấn đề này, Ông Nguyễn Ngọc Anh cũng cho biết thêm về định hướng cua KHS khi triển khai dự án này. Cụ thể KHS nâng công suất nhà máy đông lạnh thêm 3.000 tấn/năm, tập trung đẩy mạnh nhóm hàng tôm vốn được các ban hàng Nhật rất quan tâm, do đó việc triển khai dự án là cần thiết nhằm kiểm soát được nguồn nguyên liệu cả về chất và về lượng. Hiện KHS cũng đã có những nghiên cứu, thử nghiệm cụ thể nhằm kiểm soát được các yếu tố nhiệt độ, nước nuôi, con giống, hài hòa với nguồn vốn để cho tôm vào lồng kính giảm dần, và phát triển vùng nguyên liệu ở vùng ngập mặn. Tuy nhiên cần rất nhiều nghiên cứu tiền khả thi trước khi thực hiện.
NĐT 7: Với lượng cổ phiếu lưu hành là 10,7 triệu cổ phiếu và tỷ lệ nắm giữ hiện nay thì đây là khó mua bán và giữ lâu dài, NĐT băn khoăn về tính thanh khoản của cổ phiếu KHS?
Ông Khổng Phan Đức: cho biết những cổ phiếu mà CTS giới thiệu đề cao phân tích cơ bản, đi từ ngành tăng trưởng tới công ty tiềm năng. Ngoài ra KHS có ban lãnh đạo cực kì tâm huyết với DN, sản phẩm chất lượng cao, vị thế cao trong những lĩnh vực đã xuất khẩu, sức mạnh cạnh tranh cốt lõi. Trong Kế hoạch giai đoạn 3 năm tới, KHS đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 15% mỗi năm một cách rất bền vững. Với quan điểm thân trọng thì KH này của KHS là tương đối ổn định, do đó Ông Đức hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tăng trưởng và thanh khoảng của KHS trong dài hạn.

 



[TRỰC TIẾP] Hội thảo Giới thiệu cơ hội đầu tư Công ty Cổ phần Kiên Hùng (KHS)
Call Now Button